Additive manufacturing là gì? Công nghệ và ứng dụng

Additive manufacturing là từ khóa phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên với những ai mới tìm hiểu về công nghệ này thì chắc vẫn chưa nắm được Additive manufacturing là gì? Trong khuôn khổ bài viết này, AIE sẽ cùng các bạn khám phá nhiều hơn về  additive manufacturing.

Additive manufacturing là gì?

Additive manufacturing (AM) là một quá trình kết nối vật liệu để hình thành nên vật thể cần gia công từ dữ liệu mô hình 3D, bằng cách xây dựng lần lượt từng lớp. Đối lập với AM là công nghệ sản xuất truyền thống (Subtractive manufacturing) như cắt gọt. Những tên gọi khác của AM là sản xuất bồi đắp là sản xuất kỹ thuật số (direct digital manufacturing), tạo mẫu nhanh (rapid prototyping), in 3D (3D printing).

Vật liệu in 3D có thể là nhựa, kim loại, sứ, bê tông…và đến một ngày nào đó có thể cả mô tế bào của con người. Công nghệ sản xuất bồi đắp gồm có máy tính, phần mềm 3D CAD, máy in 3D và vật liệu in. Khi đã có file thiết kế CAD, phần mềm máy in 3D cắt mô hình thiết kế 3D thành từng lát và định vị cho đầu in đổ vật liệu theo từng lớp cực mỏng đắp chồng lên nhau để tạo ra một sản phẩm ba chiều hoàn chỉnh. Các lớp được liên kết với nhau bằng vật liệu in được nung chảy.

Ứng dụng của Additive Manufacturing

Ứng dụng của AM là vô hạn. Trước đây AM được dùng để tạo mẫu nhanh nhằm hỗ trợ quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm. Gần đây, AM được sử dụng để chế tạo sản phẩm dùng trực tiếp trong các ngành hàng không vũ trụ, nha khoa, cấy ghép y tế (medical implants) như công nghệ in 3D kim loại, sản xuất ô tô, dụng cụ sản xuất như jig, fixture như công nghệ in 3D vật liệu composite của Markforged, sản phẩm thời trang,…

Gá gia công CNC được in 3D bằng vật liệu composite của Markforged

Một số người hình dung AM như một phần bổ sung cho công nghệ gia công cắt gọt truyền thống như phay, tiện..Tuy nhiên, AM còn cho phép người dùng sáng tạo, tùy chỉnh hoặc sửa chữa sản phẩm.

Mặc dù Additive manufacturing có vẻ mới đối với nhiều người, nhưng nó thực sự đã tồn tại được vài thập kỷ. Trong các ứng dụng phù hợp, Additive manufacturing mang lại một bộ ba hoàn hảo về hiệu suất, khả năng sản xuất các vật thể có hình dạng phức tạp và chế tạo đơn giản. Do đó, cơ hội rất nhiều cho những ai tích cực nắm bắt Additive manufacturing.

Các công nghệ AM

Công nghệ AM được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào vật liệu in (nhựa, kim loại, gốm sứ…), trạng thái của vật liệu in (chất lỏng, chất rắn, bột..)..

công nghệ Additive manufacturing

Ủy ban kỹ thuật quốc tế ASTM đã đưa ra 07 loại công nghệ AM:   stereoli-thography (SLA), material jetting, material extrusion, binder jetting, powder bed fusion (PBF), sheet lamination, and direct energy deposition.

Ưu điểm của công nghệ Additive manufacturing

động cơ tên lửa 3D

Sản phẩm của công nghệ in 3D kim loại

  • Chế tạo được các bộ phận rất nhỏ và tinh xảo như đồ trang sức
  • Giảm trọng lượng của các bộ phận. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong ngành hàng không vũ trụ.
  • Các thiết kế được tích hợp giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm số lượng linh kiện.
  • Khả năng tạo ra các chi tiết có hình dạng phức tạp
  • Giảm lưu trữ phụ tùng, giảm chi phí và thời gian chế tạo công cụ sản xuất vì có thể in 3D và sử dụng ngay trên dây chuyền sản xuất.

Có thể thấy công nghệ Additive manufacturing mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Qua bài viết trên AIE đã cùng các bạn tìm hiểu “tất tần tật” các thông tin về Additive manufacturing. Hy vọng các bạn đã nắm được khái niệm Additive manufacturing là gì?

Tìm hiểu thêm: Đồ gá in 3D trở thành cuộc cách mạng cho công nghiệp sản xuất

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!