Công nghệ in 3D của Massivit trong ngành hàng hải

Khi nhắc đến quy trình để sản xuất ra một chiếc thuyền, có lẽ máy in 3D là mà bạn không bao giờ nghĩ tới. Nhưng với sự đổi mới nhanh chóng của ngành in 3D, việc sở hữu một chiếc máy in 3D đang trở thành một nhu cầu thiết yếu để bắt kịp với sự cạnh tranh trên thị trường. Do điều kiện khắc nghiệt mà các thành phần này được sử dụng trong đó, ngành hàng hải có một số thách thức riêng phải vượt qua khi lựa chọn phương pháp sản xuất.

Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu cách mà in 3D có thể thay đổi ngành công nghiệp hàng hải như thế nào.

 

Xu hướng phát triển in 3D trong sản xuất tàu thuyền

Quá trình áp dụng công nghệ in 3D của các nhà sản xuất thuyền diễn ra tương đối chậm so với các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng đến năm 2030, du thuyền và siêu du thuyền in 3D có thể trở thành tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi. Tại một hội nghị chuyên đề về thiết kế siêu du thuyền năm 2017, kiến trúc sư hải quân Gregory Marshall, đã tuyên bố rằng “In 3D có thể thay đổi hầu hết mọi khía cạnh của ngành công nghiệp này. Bất cứ điều gì chúng tôi có thể tưởng tượng, giờ đây chúng tôi có thể sản xuất ”.

 

Đại học Maine đã công bố chiếc thuyền một mảnh in 3D đầu tiên được chế tạo bởi máy in 3D lớn nhất thế giới vào năm 2019. Chiếc thuyền dài 7.6m, nặng 2.3 tấn và chỉ mất 72 giờ để chế tạo. Một năm sau đó, MAMBO đã in một chiếc thuyền bằng sợi thủy tinh chức năng đầu tiên, thiết lập tiêu chuẩn cho các thiết kế thuyền siêu bền và nhẹ.

Ngành hàng hải chịu trách nhiệm tới 90% cho việc giao thương toàn cầu giữa các quốc gia. Ngành công nghiệp này bao gồm các công ty sản xuất tàu biển, vận tải biển, hậu cần, sửa chữa, bảo dưỡng tàu và chính quyền cảng. Tất cả các nhân tố này, ở một mức độ nào đó, đều đang thử nghiệm khả năng thích ứng của in 3D trong quy trình sản xuất của họ.

 

Ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, từ các vấn đề về quy định cho đến tình trạng tàu cũ và quá tải. Những thách thức này khiến cho ngành hàng hải trở nên sẵn sàng hơn trong việc phục hồi bằng các công nghệ và quy trình mới, để làm cho mọi thứ vận hành nhanh hơn và mang lại lợi nhuận cho các nhà cung cấp và người tiêu dùng.

 

Đón nhận sự đổi mới

Có những kỹ thuật xa xưa vẫn được sử dụng để đóng tàu thuyền. Các kỹ thuật phổ biến nhất có thể được chia thành hai phương pháp. Kỹ thuật tạo vỏ trước, bao gồm việc chế tạo thân vỏ của thuyền trước, sau đó đặt vào khung. Bên cạnh đó là kỹ thuật tạo khung trước, bao gồm việc đặt khung tàu trước khi chế tạo phần thân bên ngoài để kết nối mọi thứ lại với nhau. Cả hai phương pháp này đều sử dụng rất nhiều nhân lực và không hiệu quả.

 

Các vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong tàu thuyền là gỗ, thủy tinh, nhựa gia cường, nhôm, thép và sắt thép. Cho đến nay, phương pháp sản xuất phổ biến nhất là tạo ra nhiều khuôn và ghép lại với nhau. Quá trình này rất mất thời gian và rất tốn kém cho khách hàng.

Với in 3D, những nhà sản xuất tàu thuyền có thể vượt qua những thách thức này. Việc đưa công nghệ in 3D vào quy trình sản xuất cho phép các nhà sản xuất cải thiện tính linh hoạt cũng như tốc độ, hỗ trợ khả năng xử lý khối lượng công việc lớn hơn. Hơn nữa, việc chế tạo bộ phận tuỳ biến trên thuyền bằng máy in 3D mang lại khả năng hình học không giới hạn, có kích thước lớn và khả năng kết hợp liền mạch với các vật liệu khác để tạo ra thành phẩm. Quá trình này đảm bảo ít chất thải nhất, không ảnh hưởng đến độ bền trong thời gian dài.

 

Ứng dụng và lợi ích của các chi tiết thuyền được in 3D

Các phương pháp sản xuất truyền thống như phay CNC sử dụng quá nhiều nguyên liệu, dẫn đến lượng chất thải cao. Ngược lại, các mô hình và bộ phận in 3D lãng phí ít vật liệu hơn, chỉ sử dụng những gì cần thiết để tạo ra sản phẩm và giảm chi phí tổng thể. Điều này hoàn toàn trái ngược với các công nghệ khác, nơi một nhà máy đóng tàu điển hình chứng kiến khoảng 15 đến 20% lãng phí nguyên liệu thô.

 

Bên cạnh đó, in 3D cũng sẽ hiệu quả về thời gian hơn. Các bộ phận hỏng hóc có thể dễ dàng được thay thế mà không cần phải mất công sức và thời gian tìm kiếm các phụ tùng thay thế thường có có nguồn cung hạn chế, hay thậm chí còn đã ngừng sản xuất. Một bài báo được viết bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Aegean cho rằng in 3D có thể được sử dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng phụ tùng bằng cách cho phép người tiêu dùng in 3D phụ tùng ngay tại chỗ thay vì đến một cửa hàng và mua từng bộ phận riêng lẻ. Việc sản xuất và giao hàng có thể mất tới vài ngày hoặc vài tuần, khiến cho công việc bị gián đoạn.

Massivit 3D trên tiền tuyến của ngành hàng hải

Máy in 3D Massivit được sử dụng để cải thiện sản xuất phương tiện hàng hải theo mọi cách có thể. Bằng công nghệ đột phá, bạn có thể tạo ra một loạt các chi tiết thực, được tùy chỉnh như bảng điều khiển, radar, ăng-ten, mái chèo, v.v, để phù hợp với bất kỳ kích thước tàu thuyền nào. Thời gian tiết kiệm được có thể lên tới hơn 30 lần so với các phương pháp sản xuất truyền thống cùng ngành.

 

Nhờ kích thước của máy in 3D Massivit, người dùng có thể tạo ra một chi tiết lớn, làm giảm đáng kể số lượng các chi tiết nhỏ để có thể lắp ráp nên một bộ phận hoàn chỉnh. Ngoài ra, các chi tiết có thể được in rỗng, và có thể dùng làm ống dẫn dây cho các thiết bị điện như ăng-ten radar. Đây là một lợi thế lớn đối với tàu thuyền và du thuyền, vì các chi tiết có cấu tạo kín 100% để chống lại sự ăn mòn của nước mặn.

 

Với nhu cầu về chế tạo và tùy biến tàu thuyền phát triển, các nhà sản xuất đang dần áp dụng in 3D vào quy trình của mình để vượt qua những thách thức và thỏa sức sáng tạo.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!