Dịch vụ đo kiểm 3D không tiếp xúc

Tất cả các sản phẩm trước và sau khi sản xuất đều cần được kiểm tra chất lượng. Chính vì vậy việc đo kiểm 3D không tiếp xúc là bước quan trọng không thể bỏ qua. Việc này sẽ giúp quy trình sản xuất được vận hành hiệu quả hơn. Vậy phương pháp đo 3D không tiếp xúc là gì? Đâu là đối tượng của phương pháp này? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được AIE giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đo kiểm 3D không tiếp xúc là gì?

Phương pháp đo 3D không tiếp xúc là một trong những phương pháp đo kiểm 3D được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Thiết bị quét 3D chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp người dùng sao chép biên dạng 3D, từ đó có thể tạo ra dữ liệu dùng cho việc đo kiểm hoặc những chi thiết kế ngược để dựng lại chi tiết.

Đo kiểm 3D không tiếp xúc

Thiết bị quét 3D thu toàn bộ dữ liệu bề mặt của mẫu đo dưới dạng các đám mây điểm dày đặc, sau đó được đa giác hóa (Polygonize) thành mạng lưới điểm (Mesh) và sẽ được phần mềm tính toán để ghép tự động với dữ liệu CAD. Từ đó các kết quả so sánh giữa file CAD và dữ liệu scan sẽ được đưa ra.

Người dùng có thể xem được kết quả báo cáo một cách trực quan nhất thông qua một đồ thị màu sắc. Phương pháp đo 3D không tiếp xúc có tốc độ xử lý nhanh chóng và độ chính xác cao. Nó có thể chỉ ra những khuyết tật bề mặt, sai số biên dạng, sai số hình học hay những biến dạng, cong vênh khác thường mà các phương pháp đo kiểm truyền thống không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, phần mềm đo kiểm được tích hợp module phân tích xu hướng giúp đo kiểm các chi tiết tương tự nhau hoàn toàn tự động. Nhờ vậy mà người dùng có thể phân tích và nắm được các vấn đề trong quá trình sản xuất đồng loạt.

Phương pháp đo 3D thường được sử dụng cho lĩnh vực nào?

  • Đo kiểm 3D không tiếp xúc thường được sử dụng trong ngành chế tạo khuôn mẫu và công nghiệp đúc.
  • Tất cả các bộ phận chi tiết của xe máy, ô tô.
  • Tuabin, động cơ, các chi tiết nhựa… của ngành hàng không, vũ trụ.
  • Các thiết bị quân sự.
  • Dầu khí, thủy điện.
  • Các nhà máy, công trình: Sử dụng phương pháp đo kiểm 3D không tiếp xúc để thu thập các dữ liệu về biên dạng hình học. Mục đích đảm bảo chuẩn xác các thông số kỹ thuật, tính năng, kết cấu hỗ trợ cho việc nâng cấp, lưu trữ, thay thế, sửa chữa khi các chi tiết bị hư hỏng hoặc mở rộng quy mô kết cấu của hệ thống.

Tại sao nên sử dụng phương pháp đo 3D không tiếp xúc?

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm khiến cho việc sử dụng các phương pháp đo truyền thống dần không còn đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó, công nghệ đo quét 3D quang học không tiếp xúc ngày càng được tin dùng hơn.

Giải pháp đo kiểm 3D không tiếp xúc cao cấp như dòng ATOS của GOM có khả năng đo quét toàn bộ bề mặt sản phẩm, đặc biệt là các mẫu đo có biên dạng phức tạp với độ chính xác rất cao, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đo kiểm, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất do giảm thiểu được sản phẩm lỗi. Đây cũng chính là lý do khiến các ngành công nghiệp mong muốn sớm được tiếp cận và ứng dụng công nghệ đo 3D không tiếp xúc vào quy trình sản xuất.

Máy quét 3D ATOS 5 đang thực hiện đo kiểm linh kiện nhựa ô tô

Thiết bị đo 3D không tiếp xúc

Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng về độ chính xác khi đo kiểm, kích thước mẫu đo cũng như tùy vào sự phức tạp của từng đối tượng cụ thể, AIE sẽ lựa chọn những thiết bị quét 3D sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng được đặc tính vật liệu, biên dạng và kích thước của sản phẩm.

Qua bài viết trên AIE đã chia sẻ cho các bạn “tất tần tật” các thông tin về đo kiểm 3D không tiếp xúc. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!