Ứng dụng công nghệ sản xuất bồi đắp vào sản xuất xe đua hiệu suất cao

Từ lâu, sản xuất bồi đắp đã được ứng dụng hiệu quả vào trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Đặc biệt trong sản xuất xe đua hiệu suất cao, in 3D giúp thiết kế, chế tạo nhanh chóng các linh kiện mà vẫn đạt tiêu chuẩn như phương pháp gia công truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy được, sản xuất bồi đắp đã được ứng dụng vào sản xuất xe đua hiệu quả như thế nào.

Chevrolet ứng dụng thành công in 3D vào sản xuất và chế tạo linh kiện ô tô

Trong một ví dụ của sản xuất bồi đắp lĩnh vực ô tô, Chevrolet đã công bố rằng chương trình in 3D của họ đã hỗ trợ được hơn 80,000 dặm đua. Sự kiện quan trọng này cho thấy khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của sản phẩm AM (sản xuất bồi đắp). Thông báo của Chevrolet kết hợp với báo cáo gần đây của mạng lưới này về việc Team Penske’s và Oxford Brookes Racing triển khai các bộ phận AM trên xe đua của họ.

Chevrolet sử dụng sản xuất bồi đắp (AM) trong đua xe là ví dụ điển hình nhất về các linh kiện AM tại nơi làm việc. Các đội đua của công ty bao gồm NASCAR, các cuộc thi của Hiệp hội Motor quốc tế, các cuộc thi sức bền Grand Touring, các cuộc đua INDYCAR và các sự kiện ở Bắc Mỹ khác. Mỗi chiếc xe mà Chevrolet tham gia tại các sự kiên này đều bao gồm các linh kiện in 3D – Các linh kiện có chung thiết kế và tính năng với các phương tiện xe tiêu chuẩn hơn của General Motor’s.

 

Xe đua Silverado có 3 bộ phận in 3D do GM sản xuất ngay tại chỗ, bao gồm cả tấm chắn giảm chấn phía sau.

 

General Motors (GM) là chủ sở hữu của Chevrolet, được biết đến rộng rãi khi sử dụng các linh kiện in 3D trong quá trình thiết kế và sản xuất xe. 75% các bộ phận được sử dụng để tạo mẫu cho Corvette được in 3D. GM đã thực hiện bước tiếp theo là lắp đặt máy in 3D vào các cơ sở sản xuất của mình.

Jim Campbell, Phó chủ tịch GM US cho biết: “Chevrolet có lịch sử lâu dài về chuyển giao công nghệ giữa các đội đua xe và đội sản xuất. Khả năng in 3D giúp GM tăng tốc chu kỳ học, những trải nghiệm đường đua giúp nhóm sản xuất bồi đắp tiến gần hơn tới việc sử dụng các linh kiện in 3D trong sản xuất phương tiện”.

Hai chiếc xe đua Corvette động cơ đặt giữa hoàn toàn mới – đều là C8.R – ra mắt tại Rolex 24, Daytoya vào ngày 25.1.2020, mỗi chiếc được trang bị 75 linh kiện in 3D, bao gồm bình dầu, cửa hút gió và nắp bình, điều hòa không khí, hộp làm mát người lái và hệ thống hydrat hóa tích hợp, giá đỡ bơm trợ lực lái và cụm đèn pha. 50 linh kiện trong số này được GM thiết kế hoặc in tại chỗ.

 

Động cơ Corvette C8.Rs ra mắt tại Rolex 24 tại Daytona vào ngày 25.1.2020 được trang bị 75 linh kiện in 3D.

 

Kể từ đó, C8.Rs đã tích được gần 8000 dặm trong cuộc thi với bảy cuộc đua. Corvette Racing đã có một mùa giải 2020 cực kỳ thành công, mang về nhà 5 chiến thắng ở vị trí đầu tiên và ba lần về đích 1-2, bao gồm cả giải đua xe Cadillac Grand Prix 2020 của Sebring.

Chương trình INDYCAR đã thành công rực rỡ nhờ tính năng in 3D cho Chevrolet Indy V6. Các linh kiện trong hệ thống xả Chevrolet được in 3D, giúp loại bỏ được những hỏng hóc trong quá trình sản xuất truyền thống, đồng thời tăng tính tự do trong thiết kế và giảm chi phí. Động cơ Chevrolet INDYCAR đã chạy hơn 60,000 dặm kể từ khi bắt đầu mùa giải Genesys 300 tại Texas Motor Speedway ở Fort Worth vào ngày  6.6.2020.

Xe đua địa hình Silverado ra mắt ở giải Best in the Desert Method Race Wheels Laughlin Desert Classic vào tháng 10 năm 2019. Silverado cạnh tranh ở hạng 1200 stock, hạn chế những thay đổi về nhíp xe, gầm xe và lắp đặp thiết bị an toàn cho đường đua. Như vậy, Silverado có 3 linh kiện được GM in 3D tại chỗ, bao gồm tấm chắn giảm chấn phía sau được làm bằng sợi carbon gia cố, giúp bảo vệ giảm xóc sau khỏi địa hình sa mạc đầy đá.

Kể từ tháng 10.2019, chiếc xe đua Silverado đã tích lũy được 900 dặm trong cuộc thi với 6 cuộc đua.

Chevrolet cũng đã chuyển sang sử dụng Camaro ZL1 1LE cho Series NASCAR năm 2020, thay thế cho Camaro ZL1. Các kỹ sư của Chevrolet đã tối ưu hóa hiệu suất khí động học thông qua thử nghiệm đường hầm gió toàn diện. Hơn 500 linh kiện tạo mẫu in 3D đã được sử dụng trong quá trình thử nghiệm để phát triển thân xe ZL1 1LE mới. Thêm vào đó, Camaro ZL1 1LE được trang bị một thiết bị làm mát ống được in 3D, đã tích lũy gần 18,500 dặm trong cuộc thi với 27 cuộc đua.

Audley Brown, giám đốc GM, kỹ thuật vật liệu, thiết kế và sản xuất bồi đắp cho biết: “Bằng cách tận dụng các linh kiện in 3D, Chevrolet Motorsports đã chứng mình nhiều lợi ích của sản xuất bồi đắp, bao gồm hiệu quả sản xuất, giảm khối lượng, hợp nhất các bộ phận, sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Linh kiện được in 3D có độ cứng và độ bền tương đương các linh kiện đúc hoặc xay – đây là yếu tố quan trọng trong thiết kế và phát triển sản phẩm.

Hiện nay, không chỉ ngành công nghiệp ô tô, in 3D còn được ứng dụng vào rất nhiều ngành công nghiệp khác và tạo nên nhiều đột phá như: Công nghiệp quân sự, quốc phòng, y khoa – thẩm mỹ, giáo dục đào tạo… Tin tưởng rằng trong tương lai, in 3D sẽ còn phát huy sức mạnh hơn nữa, phục vụ hiệu quả hơn nữa cho cuộc sống con người.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!