Hướng dẫn cách sử dụng Panme “chuẩn không cần chỉnh”
Panme là dụng cụ chuyên dùng để đo đạc khá phổ biến trên thị trường với khả năng đo tiện dụng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng cũng như bảo quản Panme.
Panme là gì?
Panme là thiết bị chuyên dùng để đo kích thước đường kính, chi tiết của các vật thể có hình trụ, dạng lỗ hoặc hình ống. Panme được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo với mục đích để đo được chính xác đường kính cả bên trong, bên ngoài của các trục hoặc độ sâu của khe, độ dày mỏng của phôi…
Được đưa vào sử dụng từ khá lâu, Panme được nhiều người tin tưởng sử dụng và được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với những loại dụng cụ đo lường khác.
Đặc điểm của Panme
Dụng cụ đo Panme được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí, tuy nhiên khả năng đo vạn năng không được tốt. Vì vậy phải sản xuất riêng từng loại với các tính năng chuyên biệt như: Panme đo ngoài, đo trong, đo sâu, đo hẹp khoảng 25mm, độ chính xác của nó có thể lên đến 1/1.000 milimet.
Panme có các dải đo: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150…
Cấu tạo của Panme
Cấu tạo của Panme gồm các bộ phận cơ bản sau:
- Đầu đo tĩnh
- Đầu đo di động
- Chốt khó, vít hãm
- Thước chính
- Thước phụ
- Tay xoay/núm vặn
- Khung
Cách sử dụng thước đo Panme
Cách sử dụng thước đo Panme cũng khá đơn giản. Trước khi tiến hành đo đạc, người dùng cần thực hiện các thao tác sau để Panme đo được chính xác:
- Bước 1: Khi đo, bạn cầm Panme bên tay trái, còn tay phải sẽ vặn đầu đo cho đến khi gần tiếp xúc với vật thể thì vặn núm vặn sao cho đầu đo tiếp xúc với vật thể bằng đúng áp lực đo.
- Bước 2: Đường tâm của mỏ đo phải được giữ trùng với kích thước của vật thể đo.
- Bước 3: Trong trường hợp người dùng cần phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì cần phải vặn đai ốc hãm.
- Bước 4: Khi tiến hành đo, dựa trên mép thước động người dùng có thể đọc được kích thước chỉ số mm và nửa mm trên thước chính.
- Bước 5: Người dùng đọc được phần trăm mm khi dựa vào vạch chuẩn có trên thước phụ, giá trị từng vạch là 0.01mm.
Cách đọc trị số thước đo Panme
Để đọc đúng trị số thước đo Panme, người dùng thực hiện như sau:
- Khi tiến hành đo xem vạch “0” của du xích đang nằm tại vị trí nào của thước chính thì sẽ đọc phần nguyên về kích thước có trên thước chính.
- Để đọc phần lẻ của kích thước, bạn xem vạch của du xích trùng với vạch của thước chính (tại vị trí trùng nhau).
- Khi đo dựa trên mép thước động sẽ đọc chính xác được số mm và nửa mm của kích thước trên thước chính.
- Bạn sẽ đọc được phần trăm mm trên thước bằng cách dựa trên vạch chuẩn hiện trên thước chính.
Cách bảo quản Panme
Để bảo quản Panme giữ được độ chính xác trong quá trình đo, bạn thực hiện như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng Panme để đo khi vật thể còn đang chuyển động.
- Không đo các vật thể bẩn, mặt thô.
- Khi khi đo cần phải lau sạch vật thể.
- Không được vặn ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
- Khi mới đọc kích thước, cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo.
- Cần phải bảo quản cẩn thận các mặt đo của Panme, tránh để bụi cát, gỉ hay bụi đá mùi, phôi kim loại làm mài mòn Panme.
Panme được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam do chi phí thấp và tiện dụng, tuy nhiên đây vẫn là một thiết bị đo thủ công, độ chính xác chưa cao và mất nhiều thời gian đo kiểm. Những doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, sản phẩm cao cấp và yêu cầu độ chính xác cao nên tham khảo công nghệ đo quét 3D để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.