GM khai trương Trung tâm công nghiệp hóa in 3D, các chi tiết in 3D cho CADILLAC và CORVETTE RACING

Nhà sản xuất xe đa quốc gia của Mỹ General Motors (GM) mới mở một Trung tâm Công nghiệp hóa in 3D (AIC), với mục đích nhằm đưa công nghệ in 3D vào sản xuất.

Cơ sở ở Michigan, nơi đang sở hữu 24 hệ thống polymer và kim loại, sẽ làm việc với công ty con là GM Ventures để xác thực khả năng ứng dụng của công nghệ in 3D. Với các chi tiết in 3D đã được lắp đặt cho Corvette Racing, GM tiết lộ rằng những chiếc xe sắp tới của Cadillac sẽ trở thành những chiếc xe tiên phong sử dụng các chi tiết in 3D.

Audley Brown, Giám đốc Thiết kế 3D và Kỹ Thuật Vật liệu tại GM cho biết: “Yếu tố cốt lõi trong sự chuyển mình của GM là việc trở thành một công ty sáng tạo, linh hoạt hơn và in 3D sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sứ mệnh đó”. “So với sản xuất truyền thống, in 3D có thể sản xuất các chi tiết chỉ trong vài ngày với chi phí thấp hơn đáng kể”.

 

GM đưa in 3D vào sản xuất

Mặc dù GM đã sử dụng in 3D trong gia công và thiết kế trong nhiều năm, nhưng khu phức hợp mới của họ được xây dựng để áp dụng công nghệ này vào việc sản xuất phương tiện giao thông đường bộ là lần đầu tiên. Cơ sở 15.000 mét vuông mới mở gần đây sở hữu một chuỗi công nghệ đa dạng, bao gồm máy in 3D SLS, SLM, FDM và MJF.

Với danh mục máy móc sở hữu, công ty tập trung vào việc đẩy mạnh tính hiệu quả trong các quy trình sản xuất và giảm thời gian dẫn khi sản xuất một số chi tiết . Ví dụ, in 3D cho phép các kỹ sư hợp nhất các chi tiết gia công thành các bộ phận thống nhất và có thể nhanh chóng thực hiện các thay đổi thiết kế mỗi khi cần thiết.

Chiến lược này đã mang lại hiệu quả cho GM trước đây, vì đã tiết kiệm được 300.000 đô la cho hãng bằng việc chuyển sang gia công chế tạo và hợp tác với Autodesk để tối ưu hóa trọng lượng xe vào năm 2018. Với sự khai trương của AIC, công ty hiện đang tập trung mở rộng và xác thực các ứng dụngmới của in 3D, như một phương tiện để thúc đẩy lợi nhuận.

Ông Brown nói: “Nhiều chương trình sản phẩm gần đây cũng đã được hưởng lợi ít nhiều từ các mẫu thử nghiệm in 3D. “Những bộ phận này không chỉ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà đội ngũ còn sử dụng các ứng dụng in 3D để vượt qua những thử thách khó lường trong quá trình phát triển sản phẩm một cách thực tế nhất”.

 

Đẩy nhanh quá trình từ thử nghiệm tới thành phẩm

Tại AIC, GM đã phát triển một loạt các bộ phận dụng cụ tối ưu cho mục đích lắp ráp xe. Các thiết bị được in 3D, bao gồm các công cụ thủ công, các bộ phận tự động hay các giải pháp phản hồi liên tục, được chứng minh là nhẹ hơn, tiện dụng hơn và ít phức tạp hơn so với các thiết bị thông thường truyền thống.

Ví dụ như, trong lần ra mắt SUV mới của mình, GM đã in 3D gần 100 dụng cụ cầm tay cho công ty con Arlington Assembly của mình, gần như loại bỏ được thời gian dẫn cho việc đặt hàng thiết bị thay thế. Công ty cũng đã làm việc với Corvette Racing để chế tạo ống dẫn làm mát phanh, tiết kiệm được 9 tuần dành cho việc phát triển và chi phí chế tạo thấp hơn 60% so với phương thức truyền thống.

Sau sự thành công trong việc hợp tác với Chevrolet, công ty trực thuộc Cadillac của GM cũng đã thông báo rằng các mẫu sedan CT4-V và CT5-V Blackwing mới của hãng sẽ có bốn bộ phận in 3D. Bằng việc tận dụng các công nghệ in 3D, đội ngũ R&D của Cadillac đã có thể tối ưu hóa hệ thống truyền động, dây tải và ống dẫn của chiếc xe sắp được ra mắt.

Brown cũng cho biết thêm: “Các bộ phận được in cho các mẫu xe Cadillac V-Series là minh chứng cho khả năng ứng dụng của in 3D khi chúng ta biết tận dụng chúng”. “Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy tiềm năng của các chi tiết in 3D trong nhiều ứng dụng sản xuất, đồng thời còn mang lại khả năng cá nhân hóa tốt hơn cho các khách hàng mua xe mới.”

 

In 3D thúc đẩy hiệu quả cho ngành ô tô

In 3D ngày càng được các tập đoàn ô tô đa quốc gia sử dụng, không chỉ cho mục đích tạo mẫu mà còn phát triển các chi tiết, bộ phận sử dụng cuối trên các phương tiện giao thông đường bộ của họ.

Renault đã hướng việc sử dụng in 3D trong sản xuất trở thành trọng tâm tại cơ sở ‘Re-Factory’ mới của mình, hiện đang được xây dựng tại thị trấn Flins của Pháp. Cơ sở sẽ tập trung vào việc giảm thiểu chất thải bằng cách tái chế và trang bị cho các phương tiện, cũng như cung cấp dịch vụ in 3D phụ tùng thay thế.

Trong khi đó, Porsche đã bắt đầu kết hợp với nhà sản xuất máy gia công TRUMPF và công ty phụ tùng ô tô MAHLE, để in 3D các piston cho động cơ của siêu xe 911 của mình. Bằng cách sử dụng phương pháp in 3D với AI, các doanh nghiệp đã giảm được 10% trọng lượng của các bộ phận và thêm 30 BHP vào mã lực của động cơ.

Ở những nơi khác, các nhà nghiên cứu tại Fraunhofer IAPT đã làm việc với Fiat Chrysler Automobiles (FCA) để phát triển bộ phận hệ thống treo bằng in 3D cho một trong những chiếc xe thể thao của họ. Bằng cách sử dụng in 3D, nhóm đã có thể tích hợp bộ kẹp phanh của xe vào giá gắn bánh xe của nó, giúp xe nhẹ hơn 36% và tăng độ bền.

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!