NASA quét 3D mô hình tên lửa tái sử dụng X-34 (RLV)

Máy quét 3D quang học của GOM được ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành công nghiệp: Ô tô – xe máy,  hàng hải, cơ khí chế tạo… Trong đó không thể không kể đến ngành hàng không vũ trụ. Máy quét 3D ATOS của GOM được NASA sử dụng để quét 3D mô hình tên lửa tái sử dụng X-34 (RLV).

Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA tại Hampton, VA – đã và đang là biểu tượng tiên phong của ngành hàng không vũ trụ trong hơn tám thập kỷ qua. Sau khi được thành lập vào năm 1917, với tư cách là phòng thí nghiệm hàng không dân dụng quốc gia đầu tiên, NASA Langley đã trở thành một trung tâm đẳng cấp thế giới về hàng không, khoa học trái đất, công nghệ vũ trụ, nghiên cứu cấu trúc và vật liệu.

Tên lửa siêu thanh X-34 hiện đang được phát triển cho chương trình tên lửa tái sử dụng (RLV) của NASA. Phương tiện thử nghiệm chi phí thấp này được thiết kế đặc biệt để chứng minh hiệu quả của các phương pháp vận hành mới, giúp giảm thời gian, chi phí và số lượng nhân lực cần thiết để xử lý và khởi động các tên lửa tái sử dụng trong tương lai.

Là một phần của quá trình nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA đã sử dụng kỹ thuật chế tạo nhanh để xác định các nguyên tắc khí động học của mô hình X-34 trong không gian hầm gió. Vì mô hình được chế tạo có tỷ lệ 1: 400, bất kỳ sai lệch nhỏ nào trong mô hình chế tạo sẽ dẫn đến sai lệch lớn trên phương tiện thực tế.

Với trở ngại đó, Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA đã trao đổi cùng Capture 3D, và cùng hợp tác để xác định mức độ biến dạng trong quá trình in ảnh hưởng đến mô hình như thế nào. Capture 3D sử dụng máy quét 3D ATOS để thu các phép đo từ mô hình có tỷ lệ 1,25%. Chỉ trong vài giờ, Capture 3D đã có thể thu được hàng triệu điểm dữ liệu trên bề mặt của mô hình thu nhỏ này.

Đám mây điểm được thể hiện trong hình 1, phiên bản đã xử lý trong hình 2.

quét 3D mô hình tên lửa

Hình 1

aerospace-nasa-x-34-2

Hình 2

Dữ liệu đám mây điểm sau đó được sử dụng để xác minh tính đồng nhất giữa thiết kế và sản phẩm chế tạo. Mô hình CAD gốc sẽ được dùng để so sánh với dữ liệu thu được từ phép đo của chi tiết, hoặc dữ liệu “đám mây điểm”. Phần mềm sau đó sẽ hiển thị đồ thị độ lệch giữa thiết kế CAD ban đầu và chi tiết được chế tạo.

Biểu đồ kết quả so sánh dữ liệu trong hình 3.

quét 3D mô hình tên lửa

Hình 3: So sánh CAD với mô hình hoàn thiện

Biểu đồ này chỉ ra độ lệch trên các cạnh nối tới đầu cánh là cộng 0,01 inch và trên các cạnh sau của cánh là âm 0,193 inch. Hình ảnh được hiển thị trong hình. 4 cho thấy một mặt cắt ngang qua cánh và thân của X-34.

Kết quả thu được từ dự án này là có một đoạn cong ở cạnh đầu và đuôi của mô hình. Điều này xác định các bước trong quy trình chế tạo nhanh khiến cho mô hình bị cong vênh. Sau khi thực hiện nghiên cứu này, NASA đã đầu tư một máy quét 3D ATOS để xử lý các tác vụ đo và quét ba chiều của mình.

quét 3D mô hình tên lửa

Hình 4: Phân tích mặt cắt ngang cánh

AIE hiện là đối tác chính thức của GOM tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ!

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!